Giỏ hàng
HIỂU VỀ HẠN, MẶN TRÊN ĐẤT CHÍN RỒNG

Tin tứcNgày: 04-05-2021 bởi: Mã Thị Vân

HIỂU VỀ HẠN, MẶN TRÊN ĐẤT CHÍN RỒNG

Nguồn: https://vovgiaothong.vn/

Trong quá khứ, vùng đất Chín Rồng được trời phú cho phù sa mỡ màu, cò bay thẳng cánh, thiên nhiên hiền hòa, nên việc đồng áng tương đối an nhàn. Nhưng những lợi thế này đang dần bị “rửa trôi". Và nếu chúng ta không hành động kịp thời, ĐBSCL có thể sẽ tiếp tục "chìm sâu" - theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một khi giải thích cho tường tận câu chuyện hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), biến đổi khí hậu (BĐKH) rõ là có tác động, nhưng không nhiều bằng các nguyên nhân "nhân tạo”, theo đánh giá của bà Sylvie Fanchette thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển IRD(Pháp). "Chúng ta không thể trộn hết các vấn đề này với nhau mà phải hiểu rõ tác động của từng vấn đề”, vị này lưu ý.

SỨC ÉP TỪ THƯỢNG NGUỒN

Trớ trêu thay, các đập thủy điện - vốn được xem là một trong những giải pháp cho BĐKH - lại góp phần thay đổi dòng chảy và lưu lượng sông Mê Kông theo hướng bất lợi cho nước ta. Theo Ủy hội sông Mê Kông, tính riêng vùng thượng lưu (ở Tây Tạng), Trung Quốc đã có 11 đập thủy điện, và còn 11 cái khác nữa đang được lên kế hoạch hoặc đang thi công. Còn ở vùng hạ lưu,89 là số dự án thủy điện tính đến năm 2012. Trong đó, Lào có 65 dự án, và nhiều thứ 2 là Việt Nam với 14 dự án.

Sức ép từ thượng nguồn do các dự án xây đập thủy điện 

Theo hướng từ đầu nguồn chảy ra biển, chuỗi các con đập này làm giảm lưu lượng nước vào mùa khô, đồng thời giữ lại phù sa. Hậu quả là ĐBSCL ngày càng thiếu nước ngọt để điều hòa nước mặn và khô hạn, thiếu phù sa bồi đắp để đối mặt với nước biển dâng cao. Bà Sylvie Fanchette cho rằng: “Ủy hội sông Mê Kông là cơ quan quản lý sông Mê Kông, nhưng Trung Quốc không nằm trong Ủy hội này, trong khi Trung Quốc lại thượng nguồn”.

SỰ “XÓI MÒN” TỪ BÊN TRONG

"Sự chuyển đổi còn mang tính nhỏ lẻ và tự phát, chưa có sự hỗ trợ nhiều của chính quyền hay các nhà khoa học. Ví dụ như tg trang bị cho người dân thêm kiến thức, những kỹ năng, bởi vì họ đã quen trồng lúa, chuyển sang nuôi tôm thì không phải dễ dàng. Ngoài kỹ thuật, còn đòi hỏi phải có vốn và các đầu tư khác. Hiện chúng tôi cũng đang làm quy hoạch ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn 2050, thì giai đoạn sau đề nghị giảm bớt các công trình, bởi công trình có thể mang tính hối tiếc cao." -  | PGS. TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Biến đổi khí hậu của ĐH Cần Thơ

Nhóm nguyên nhân cuối cùng gắn với các hoạt động phát triển của chính các tỉnh Tây Nam Bộ: khai thác nước ngầm gây sụt lún, khai thác cát bừa bãi, xây dựng Cơ sở hạ tầng chưa bền vững gây sạt lở, gia tăng dân số và nhiều vấn đề nữa. Trong đó, có những giải pháp công trình trong quá khứ lại dẫn đến nhiều hối tiếc trong hiện tại. Trở lại trước năm 1975, hệ thống thủy lợi ở khu vực này chưa được phát triển, việc canh tác lúa bị ảnh hưởng nặng nề bởi xâm nhập mặn, nên vụ lúa truyền thống duy nhất trong năm rơi vào mùa mưa. Từ 1975 - 1980, các kênh đào chính và một số đập được xây dựng, làm giảm diện tích bị xâm nhập mặn và cho phép nông dân canh tác vụ hai.

Từ đó đến nay, dưới sức ép phải gia tăng sản lượng lúa, chúng ta lựa chọn triển khai vụ ba, dẫn đến nhiều công trình đê bao triệt để khép kín ra đời, đặc biệt là nằm trong các vùng trũng mà "tạo hóa" đã quy định phải trữ nước. PGS. TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu của ĐH Cần Thơ giải thích: "Khi vùng trũng bị mất đi không gian trữ nước, thì vào mùa khô, mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Vào mùa lũ nước không dồn vào những ô đê bao đó mà chảy xuống dưới hạ lưu gần cửa sông, cộng thêm tác động của con người như xây dựng nhà cửa, lấy nước ngầm để bù vào [lượng nước ngọt bị thiếu, thì tình trạng lún sụt ngày càng nhiều hơn”. Để giải quyết những nguyên nhân phức tạp, đan xen trên, đòi hỏi nước ta phải có những gói giải pháp toàn diện, bền vững. Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, đã đưa ra “kim chỉ nam” cho các mô hình, sáng kiến về sau.

“THUẬN THIÊN" BIẾN THÙ THÀNH BẠN

"Tỷ lệ di cư ở khu vực ĐBSCL rất cao trong giai đoạn 2014-2015, Hơn 1 triệu người dân đã rời bỏ nơi này. Chúng ta không thể nói lý do là vì biến đổi khí hậu. Đối với lý thuyết về di cư, bao giờ cũng có các yếu tố Đẩy - Kéo. Như chúng ta biết, người trẻ đang rời khỏi khu vực ĐBSCL. Khi nói tới việc đồng áng, người ta bảo đó là công việc của phụ nữ, phụ nữ sẽ là người ở lại. Những nam giới và những người phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình, họ sẽ rời đi vì họ không muốn làm ruộng, họ muốn đi học, và họ muốn có tương lai tốt hơn." - |Bà Sylvie Fanchette Viện Nghiên cứu Phát triển TRD (Pháp) trực thuộc Bộ Giáo dục - Nghiên cứu và Bộ Ngoại giao Pháp

Giải thích rõ hơn về Nghị quyết thuận thiện”, Ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng Cục Phòng chống Thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Chúng ta phải coi nước lợ - nước mặn cũng là tài nguyên. Thực tế điều này đã được chứng minh, Chính phủ và các Bộ ngành đã triển khai một loạt giải pháp để thuận thiên, tức là trước đây chúng ta tập trung sản xuất lúa gạo thì bây giờ chúng ta chuyển dần sang phát triển thủy sản và phát triển cây ăn trái. “Thuận thiên” là chúng ta không can thiệp thô bạo vào tự nhiên, rồi áp dụng các mô hình sản xuất công nghệ cao phù hợp với tự nhiên".

Hạn mặn kéo dài ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết thuận thiên", nguồn lực "địa” và "nhân" của các tỉnh Tây Nam Bộ đã trải qua nhiều thay đổi. Đáng chú ý là các mô hình chuyển đổi sản xuất để con người có thể sống nương tựa vào thiên nhiên. Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang dự kiến đến năm 2025 sẽ ngưng sản xuất lúa, tập trung cho rau màu và cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu hạn và mặn tốt hơn, như cây sả, cây mãng cầu. Trong lúc đó, với sự hỗ trợ của dự án Thích ứng BĐKH (AMD), huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre thí điểm mô hình nuôi vịt biển - loài Có khả năng phát triển trong môi trường nước nhiễm mặn, đồng thời năng suất và chất lượng đều cao hơn giống vịt cũ. Còn tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, do lũ về chậm hơn xưa, người dân đã luân phiên trồng ớt từ nhiều năm nay, chung tay xây dựng được thương hiệu địa phương nhờ vào loài cây chịu hạn này.

BĐKH, phát triển bền vững là những tin tức khoa học, chủ yếu toàn các số liệu thực tế. Vì thế, chúng ta cần làm sao để đưa tin về những vấn đề này một cách thú vị và dễ hiểu với tất cả mọi người, vì những điều đó liên quan đến họ. Đó là điều chúng tôi hướng tới: làm cho nội dung dễ hiểu, dễ tiếp cận và có thể truyền được cảm hứng. Báo chí truyền cảm hứng còn gọi là "báo chí tích cực", sẽ khiến mọi người quan tâm và thực hiện vai trò của mình.

Nếu xem ĐBSCL là một cơ thể đồng nhất, thì các địa phương kể trên chỉ mới là 3 trong số vô vàn tế bào đang từng bước tiến hóa và thích nghi, nhằm tăng sức đề kháng và sức sống của vùng đất Chín Rồng. Theo Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020, dù chỉ chiếm 12,3% diện tích đất liền của cả nước, ĐBSCL "đóng góp 80% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 54% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây". Người viết xin trích dẫn khuyến nghị của Báo cáo thay cho lời kết: “Nếu đủ dũng khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay sẽ trở thành cơ hội to lớn để ĐBSCL tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như những thế hệ con cháu chúng ta sau này"./.

Hệ thống đại lý & show room của SWD

SWD - HÀ NỘI (Trụ sở)

SWD - Trung tâm dịch vụ và bảo hành

SWD - ĐẠI LÝ CẦN THƠ

SWD - ĐẠI LÝ HÀ NỘI

SWD - ĐẠI LÝ HẢI PHÒNG

SWD - ĐẠI LÝ TP HỒ CHÍ MINH

SWD - ĐẠI LÝ THÁI NGUYÊN

SWD - ĐẠI LÝ QUẢNG NINH

SWD - ĐẠI LÝ HÀ NỘI

0929111000