Tin tứcNgày: 26-04-2019 bởi: Vân Trần Thanh
Thói quen uống nước có lợi cho sức khỏe
Việc uống nước là cực kì quan trọng và chúng ta ai cũng biết. Vì vậy nên nhiều người cứ có suy nghĩ uống càng nhiều nước càng tốt để cơ thể không bị thiếu nước và giúp thải độc. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Các Nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc uống thừa hoặc thiếu nước đều gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Vậy uống nước như thế nào có lợi cho sức khỏe?
1. Uống nước ngay cả khi không khát
Chúng ta bỏ qua cơn khát của mình khi chúng ta xa nhà, khi đi du lịch hoặc làm việc. Thời điểm chúng ta lấy chai nước là khi chúng ta cảm thấy đủ khát. Khát là tín hiệu thông báo cho bạn biết cần phải uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước khi khát là điều dễ hiểu. Nhưng nếu để khi cảm thấy khát bạn mới uống nước thì tức là cơ thể của bạn đã bị mất nước 2 – 5%. Do đó, để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, không bị rơi vào trạng thái stress hay ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể thì bạn nên uống nước ngay cả những khi không cản thấy khát. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên mang theo một chai nước để thỉnh thoảng bạn có thể nhâm nhi.
Lợi ích của việc uống nước
2. Uống nước sau khi tập thể dục
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho người hoạt động thể dục thể thao.
Uống nhiều nước sau khi tập thể dục là điều cần thiết để thay thế chất lỏng mà bạn mất từ việc đổ mồ hôi qua tập luyện, nhất là khi bạn tập luyện thể dục trong thời tiết mùa hè nắng nóng. Uống nước sau khi tập thể dục có nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm: Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, Ngăn ngừa chuột rút, tránh mất nước...
Uống nước vào buổi sáng cũng là cách giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả
Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước ngay sau khi vân động mạnh. Bởi vì sau những vận động mạnh cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh, vì thế nếu uống nước ngay lúc đó thì sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hãy nghỉ ngơi khoảng 10 phút sau khi vận động sau đó hãy uống nước lọc.
3. Uống nước đun lại nhiều lần
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loạinặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat... khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên và khi hấp thụ vào cơ thể sẽ rất có hại. Thay vào đó hãy dùng Máy lọc nước tổng sinh hoạt SWD - có thể uống nước trực tiếp từ vòi mà vẫn giữ được các khoáng chất có lợi cho cơ thể.
4. Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh
Mọi người có thể thấy uống nước ấm hoặc nước nóng nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là trong những tháng lạnh hơn, trong khi nước mát có thể sảng khoái hơn khi thời tiết ấm áp hơn. Uống nước ấm có thể tạm thời cải thiện lưu thông bằng cách làm giãn nở các động mạch và tĩnh mạch.
Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ của nước mà mọi người uống có thể ảnh hưởng đến mức độ đổ mồ hôi và bù nước. Ví dụ, một nghiên cứu thấy uống nước ấm (40 ° C) thay vì nước mát (15 ° C) có thể khiến mọi người uống ít hơn, dẫn đến mất nước .
Một Nghiên cứu khác năm 2013 gợi ý rằng nhiệt độ nước tối ưu để bù nước sau khi tập thể dục có thể là 16 ° C, nhiệt độ này tương đương với nhiệt độ nước máy mát.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người tham gia uống nước ở nhiệt độ này tự nguyện uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn so với khi họ uống nước ở nhiệt độ khác.
Nước lạnh quá có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bị chuột rút, thậm chí tiêu chảy, nước nóng quá có thể bị tổn thương niêm mạc thực quản.
5. Uống quá nhiều nước
Thiếu nước thì sức khỏe cơ thể nguy hại nhưng uống nhiều nước cũng không phải là tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng, lượng natri bị hạ thấp. Điều này cũng không tốt cho cơ thể, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu. Tốt nhất uống khoảng 2-3 lít/ngày tùy theo thời tiết và thể trạng của từng người.
Điều quan trọng cần nhớ là nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi, giới tính, thời tiết, mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, không có công thức chính xác về việc uống bao nhiêu. Các tình huống phổ biến như nhiệt độ quá cao, hoạt động nhiều và bị bệnh kèm theo sốt đều sẽ yêu cầu uống nhiều nước hơn mức trung bình.
Có thể thấy, uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích tích cực, giúp chống lão hóa, điều hòa cơ thể, quá trình trao đổi trong cơ thể được diễn ra hiệu quả, tránh được một số bệnh liên quan đến nguồn nước,... Tuy nhiên, cần có thói quen uống nước đúng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.