Tin tứcNgày: 08-09-2020 bởi: Mã Thị Vân
Nước tinh khiết và nước cất khác nhau ở điểm gì?
Nước tinh khiết có thành phần hóa học chỉ có duy nhất H2 và O2. Nước không màu, không mùi, không vị, không có tính chất dẫn điện và sôi ở 99,974 độ C
Việc sản xuất nước tinh khiết không quá phức tạp. Nước đầu vào sẽ được đưa vào các thiết bị lọc thô để loại bỏ đi hết các loại tạp chất có kích thước lớn cũng như màu, mùi, vị. Tiếp đó, nguồn nước này được xử lý qua hệ thống lọc RO hiện đại để đảm bảo cho nguồn nước ra an toàn và sạch khuẩn.
Lợi ích của nước tinh khiết.
Trong cơ thể chúng ta, phổi có 90% nước, não là 75%, máu là hơn 80%. Nước kiểm soát nhiệt độ và giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nước là nguồn vận chuyển năng lượng chính cho mọi tế bào trong cơ thể. Chúng ta không chỉ uống đủ nước mà chọn nước có độ tinh khiết cũng rất quan trọng. Nước tinh khiết mang lại rất nhiều lợi ích:
- Tránh các nguy cơ mắc bệnh:
Uống nước tinh khiết sẽ tránh các bệnh do nước như dịch tả, tiêu chảy, … Nước làm giảm mức độ các chất độc xâm nhập vào cơ thể, lưu thông máu tốt cho hệ miễn dịch.
- Giúp Da khỏe mạnh, tươi sáng:
Uống nhiều nước giúp cấp ẩm cho da, làm giảm các nếp nhăn. Nhìn nét mặt trẻ trung, da luôn mềm mại. Ngăn ngừa mụn, các vấn đề da liễu khác.
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể:
Khi đổ mồ hôi cơ thể sẽ được làm mát, nhưng dễ bị mất nước, nếu nước không được bổ sung thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa:
Khi nhai các enzyme trong nước bọt giúp phân hủy thức ăn và chất lỏng để hòa tan các khoáng chất. Nước bọt chính là nước.
- Tốt cho xương khớp:
Các khớp xương cần độ ẩm để duy trì sự linh hoạt khi chuyển động sẽ không bị đau. Nước giúp bôi trơn các khớp và dây chằng khớp, giữ cho xương khớp khỏe mạnh.
- Tốt cho thận:
Thận giúp cơ thể loại bỏ độc tố và chất thải từ máu. Độc tố ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống cân bằng, sẽ ảnh hưởng đến gan thận và các cơ quan khác. Phổ biến nhất là sỏi thận. Uống đủ lượng nước sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng đó.
Bên cạnh đó, nước tinh khiết có một số hạn chế:
- Thiếu khoáng và vi lượng: Nước tinh khiết chỉ cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể. Mà 50% chất khoáng và vi lượng vào cơ thể do nước cung cấp. Các chất vi lượng sẽ giúp cơ thể cân bằng lượng pH, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Thiếu canxi và magie: Nước tinh khiết đã được lọc sạch hoàn toàn nên chỉ còn nước mà thiếu đi khoáng chất đặc biệt là ion canxi và magie. Đây là các chất quan trọng cho cơ thể. Bảo vệ hệ thống cơ thể khỏi các yếu tố có hại. Hai chất này có thể hấp thụ thông qua đồ ăn.
- Bảo trì: Hệ thống lọc nước tinh khiết phải được bảo trì thường xuyên. Nếu không các chất gây ô nhiễm có thể tích tụ trong các bộ lọc cũ và ảnh hưởng đến nước tinh khiết.
- Chi phí: Việc lắp đặt hệ thống lọc nước tại nhà với một hệ thống có giá trị lớn.
- Chất thải: Khi mua nước tinh khiết bằng chai, chúng ta có thể gián tiếp gây ô nhiễm môi trường, với lượng chất thải từ nhựa lớn.
Nước cất là nước có độ tinh khiết cực kỳ cao, nguyên nhân được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương.
Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó nó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất,...Nước cất được đóng chai bán tại các nhà thuốc.
Nước cất được chia thành 3 loại:
- Nước cất 1 lần (Qua chưng cất 1 lần).
- Nước cất 2 lần (Nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2).
- Nước cất 3 lần (Nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3).
Lợi ích của nước cất
Nước cất không chứa chất độc hại nên có công dụng trong nhiều lĩnh vực:
- Trong y tế, nước cất dùng để sắc thuốc, tráng rửa các dụng cụ y tế, dùng trong xét nghiệm, pha hóa chất.
- Trong công nghiệp, nước cất dùng để đổ các loại bình ắc quy, dùng trong nồi hơi, sản xuất các vi mạch trong điện tử, thiết bị cơ khí và ứng dụng trong công nghệ sơn, mạ, các trung tâm bảo trì ô tô, hệ thống làm mát xe, bàn là hơi nước,...
- Nước cất thi thoảng còn dùng để pha chế một số loại bia, VD bia Pilsner
Nước cất có uống được không?
Nước cất có độ tinh khiết rất cao, lẽ ra phải phù hợp để uống?
Trên thực tế, quá trình lọc kĩ đã lấy đi những thành phần quan trọng cần thiết cho sức khỏe có trong nước. Nước cất không còn chứa khoáng chất, nên nó có xu hướng lấy các khoáng chất ở bất cứ đâu khi nó chạm vào, để duy trì sự cân bằng. Vì vậy, khi uống nước cất, nó có thể lấy một lượng nhỏ khoáng chất từ cơ thể, bao gồm cả từ răng của chúng ta.
Như vậy, nước tinh khiết và nước cất là hai loại nước khác nhau. Nước tinh khiết thường dụng phục vụ cho còn nước cất dùng chủ yếu trong y tế, trong sản xuất mạch điện, cơ khí, bàn là,...Nước cất không dùng được trực tiếp. Mỗi nguồn nước đều có ưu và nhược điểm riêng. Chúng ta hiểu rõ hơn về từng loại thì sẽ sử dụng nguồn nước hợp lý hơn.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!